Nhà thờ Byzantine một công trình được xây dựng theo kiểu kiến trúc thời Byzantine còn được lưu giữ đến ngày nay. Ngôi đền được xây dựng vào khoảng thế kỷ 6 hoặc 7 trong thời kỳ đế quốc Byzantine sang xâm lược và chiếm đóng vùng đất này.
Nổi bật nhất trong kết cấu của nhà thờ đó chính là những dãy cột cao sừng sững được ghép nối từ những viên đá có kích thước tương đồng mà không cần một chất liệu kết dính nào. Vị trí trung tâm của nhà thờ được đánh dấu nổi bật bởi cột Corinthian. Cột Conrinthian là một trong 3 loại kiểu cột cơ bản của kiến trúc Hy Lạp và La Mã cổ đại, đây là loại cột hoa mỹ nhất với những rãnh nhỏ, đầu cột được trang trí cầu kì kết hợp những đường xoắn ốc với những lá ô rô.
Đến Amman bạn không thể bỏ qua hình ảnh kiến trúc đặc sắc của Đền thờ Hercules được xây dựng theo kiểu Byzantine, nơi có những hàng cột được tạo tác mang đậm chất La Mã cổ đại. Đền Hercules nằm cách nhà thờ Byzantine khoảng 100m ngày nay còn được gọi với tên gọi khác là nhà thờ lớn ở Amman.
Ngôi đền được xây dựng để thờ vị thần sức mạnh Hercules trong thần thoại Hy Lạp. Đây là nơi lưu giữ niềm tin của người dân về một vị thần mang sức mạnh sẽ bảo hộ cho thần dân được sống an lành hạnh phúc. Ngôi đền được xây dựng trong thời kỳ trị vì của Hoàng đế Marcus Aurelius (năm 161-180).
Đến với thế giới cổ thì bạn làm sao có thể từ chối sức hấp dẫn của những lâu đài, những cung điện nguy nga tráng lệ. Cung điện Umayyad còn được gọi là Al – Qaser đã có từ thế kỷ thứ 8, nơi đây được biết đến là địa điểm được gìn giữ tốt nhất và tráng lệ của cụm thành cổ tại Amman.
Hầu hết vật liệu để xây dựng nên lâu đài là đá vôi và đá bazan. Trong ánh sáng mờ ảo linh thiêng của lâu đài những bức tranh vẽ trên tường hiện ra một cách sống động đó là sự tái hiện cuộc sống của người dân thế kỷ thứ 8 gắn liền với hình ảnh trồng trọt, săn bắt,…. Những bức tranh này ngoài được các nghệ nhân vẽ còn đặc biêt ở chỗ chính tay nhà vua cũng đã cầm bút vẽ nên một số bức khác nhau trong chính cung điện của mình.
Amman thủ đô đất nước nghìn lẻ một đêm, nơi có nhiều nền văn minh trong lịch sử. Theo các nhà khảo cổ học nền văn minh Amman đã có mặt từ thời đồ đá mới. Vào thế kỷ thứ 13 nơi đây có tên gọi là Rabbath Ammon hay Rabat Amon. Sau nhiều biến cố lịch sử Rabbath Ammon bị đổi tên thành Philadeiphia và đến thời Ghassan được biết đến với tên gọi Amman như ngày nay. Amman là một trong những thành phố chịu ảnh hưởng của phương Tây nhiều nhất ở khu vực Trung Đông.
Lower Town, với những quán cà phê, cửa hàng nhỏ và khu chợ, là nơi tốt nhất để mua sắm đồ trang sức, nước hoa, vải vóc, đồ gốm ... Xa hơn về phía bắc, trong khu dân cư, một vài ngôi nhà từ những năm 1920 và 30 gợi nhớ lại thời của các tiểu vương quốc. Đây là bước dạo đầu cho thành phố hiện đại, nơi tự hào có ngày càng nhiều các tòa nhà, nhà hàng có thiết kế siêu đẹp và trung tâm mua sắm, với các phòng trưng bày nghệ thuật bên cạnh.
Theo Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings.org)