Vào thời Trung cổ, Banská Štiavnica là nơi sản xuất bạc và vàng chính của Vương quốc Hungary. Đến thế kỷ 18, nó là trung tâm khai thác lớn nhất trong Chế độ quân chủ Habsburg. Tổ chức giáo dục đầu tiên ở châu Âu dành riêng cho công nghệ - Học viện Khai thác và Lâm nghiệp, được thành lập vào năm 1762 – đã đánh dấu tầm quan trọng của thị trấn.
Các công nhân đã liều mạng khai quật kim loại quý trong các hầm mỏ trong nhiều thế kỷ. Vì phải đối mặt với mối đe dọa liên tục của lũ lụt, sập hầm và hỏa hoạn, các thợ mỏ trở nên rất mê tín và cẩn thận tuân theo các quy tắc nghiêm ngặt - như không huýt sáo - để bảo vệ chính mình. Tuy nhiên, trên mặt đất, cuộc sống có vẻ thật tuyệt vời đối với những người được hưởng lợi từ hầm mỏ và sức lao động của những người thợ mỏ. Bằng chứng của lối sống này có thể được nhìn thấy trong bộ sưu tập các lâu đài và cung điện sang trọng lấp đầy trung tâm thị trấn.
Ngày nay, các công trình kiến trúc và lịch sử của Banská Štiavnica đã được bảo tồn tốt và thị trấn là một trung tâm văn hóa sống động với tầm nhìn tuyệt đẹp ra Dãy núi Štiavnica xung quanh. Đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá các hầm khai thác dưới lòng đất còn lại, để vào được đó bạn sẽ cần đội mũ bảo hộ và cầm theo đèn đi xuống các đường hầm được chiếu sáng, khung cảnh trong hầm sẽ giúp bạn phần nào cảm nhận được cuộc sống của những người thợ mỏ. Sau khi thăm các mỏ, hãy chuẩn bị sẵn sàng để bơi trong 'Tajch'. Những hồ chứa nước nhân tạo này được xây dựng để cung cấp năng lượng cho các khu mỏ và hiện là khu vực để bơi lội vào mùa hè và trượt băng vào mùa đông.
Theo Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings.org)