[WOWTIMES – Đề cử Top 100 Làng nghề trăm tuổi Việt Nam – 2023] (P.25) Làng chài Cái Bèo (Hải Phòng) – “bảo tàng văn hóa cổ xưa” trên biển

08-12-2022

[VIETKINGS – NIÊN LỊCH &THÀNH TỰU (WOWTIMES)] Làng chài Cái Bèo (hay còn gọi là làng chài Vụng O, thuộc quần đảo Cát Bà, huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng) là một trong những ngôi làng nổi cổ lớn nhất cả nước ở thời tiền sử, thường được ví như một “bảo tàng văn hóa” trên biển. Đây là một làng chài có khoảng 300 bè nổi. Cuộc sống của cư dân làng chài Cái Bèo gắn liền với hoạt động đánh bắt hải sản và nuôi cá lồng trong vịnh.

 

Lịch sử hình thành Làng chài Cái Bèo

“Cái Bèo” là tên gọi đã hình thành từ hàng ngàn năm về trước, gắn với quá trình hình thành, phát triển của người Cát Bà cổ, đã tiến từ trên rừng xuống biển để tìm nguồn thức ăn từ đại dương. Khu vực Cái Bèo xưa là một vùng cái rộng lớn, phong phú, đa dạng nguồn lợi thủy sản, đồng thời là vụng kín an toàn để thuyền, mảng tránh trú khi biển động, gió lớn. Thuyền của ngư dân thập phương đổ về đánh bắt, thu lượm hải sản ở vụng Cái này ngày càng nhiều. Ngư dân cổ ví von rằng thuyền, mảng của ngư dân đến và tụ lại khu vực vụng cái này như những “cánh Bèo trôi giạt khắp phương trời”. Tên gọi Cái Bèo đồng thời dùng làm tên gọi của Bến tàu du lịch Cái Bèo, Làng chài Cái Bèo, Di chỉ khảo cổ học Cái Bèo như ngày nay.

 

Làng chài cổ Cái Bèo thuộc quần đảo Cát Bà đẹp như một bức tranh. (Ảnh: internet)

 

Lần đầu tiên vào năm 1938, nhà khảo cổ học M.Colani người Pháp đã phát hiện Cái Bèo chính là nôi văn hoá cổ của Việt Nam. Trên cơ sở đó, Viện Khảo cổ học đã tiến hành thám sát và manh nha phát hiện nôi văn hóa biển. Đến năm 1981, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam có cuộc khai quật lần thứ hai tại đây. Tuy phạm vi khai quật chỉ với diện tích 78m2 song đã tìm được nhiều hiện vật đá ở 2 giai đoạn phát triển kế tiếp nhau là tiền Hạ Long và Hạ Long. Vào năm 1986, lần khai quật thứ ba được tiếp tục tiến hành. Các nhà khảo cổ đã tìm được gần 180 công cụ đá bao gồm công cụ ghè đẽo, công cụ mài không qua chế tác của 6 chày và hòn ghè, 9 mảnh gốm xốp, 18 mảnh gốm cứng mỏng, 93 mảnh gốm thô dày, 11 đốt sống cá biển, 88 đầu cá biển, 6 mảnh xương thú.

Năm 2009, nơi đây được xếp hạng Di tích cấp quốc gia.

 

Những chiếc thuyền bè không chỉ là phương tiện đánh bắt mà còn là nhà ở của người dân nơi đây. (Ảnh: internet)

 

Nhìn từ xa, vịnh Cái Bèo hiện ra thật đẹp với làn nước màu xanh lục, núi đá nhấp nhô hòa lẫn với màu trời trong xanh. Vẻ thơ mộng của thiên nhiên và cuộc sống nhộn nhịp của làng chài tạo nên một vẻ đẹp hiếm thấy. Trên mặt nước bồng bềnh, làng chài gồm nhiều nhà thuyền kết liền với nhau thành nhóm. Không chỉ có những con thuyền, trên vịnh Cái Bèo còn có những ngôi nhà nổi kết lại san sát với nhau bằng những lồng bè nuôi cá. Từ nhà này có thể dễ dàng bước sang nhà kia trên một chiếc cầu nhỏ bắc ngang hay trên những thanh lồng.

 

Các lồng bè nuôi cá của người dân làng chài Cái Bèo. (Ảnh: internet)

 

Ngày nay, Cái Bèo là một làng chài có khoảng 300 hộ dân sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt và nuôi hải sản. Làng chài gồm nhiều nhà thuyền, nhà nổi kết liền, kết lại san sát với nhau. Dân làng Cư dân làng chài gắn liền với hoạt động đánh bắt thủy sản và nuôi cá lồng. Làng Cái Bèo nuôi cá theo kiểu quảng canh, trong đó cá giống được mua từ những thuyền đánh bắt xa bờ và phân chia cho từng lồng, với số lượng tùy thuộc vào giống cá và diện tích lồng. Dân ở đây chủ yếu nuôi cá lăng, cá hồng, cá song, cá dò và ca đú. Phát triển mạnh tới đâu thì vùng vẫn đảm bảo môi trường sinh thái. Kỹ thuật nuôi đến từ kinh nghiệm, thức ăn để nuôi chính là cá con.

 

Hoạt động đánh bắt, buôn bán ở làng chài Cái Bèo. (Ảnh: internet)

 

Những chiếc lồng cá làm từ gỗ gắn phao. Diện tích rộng rãi với thức ăn cũng không khác mấy ngoài tự nhiên. Mỗi lồng khoảng 150-200 giống cá. Từ xưa đến nay, cá lồng Cái Bèo Cát Bà đã nổi tiếng với độ săn chắc, thơm ngon, do được nuôi dựa vào kinh nghiệm của người dân, với thức ăn chính là cá, không sử dụng thức ăn công nghiệp. Và người nơi đây vẫn không có ý định đánh đổi phương thức truyền thống bằng bất cứ phương tiện “tân tiến” dởm nào.

 

Hoạt động du lịch, thăm mua hải sản ở làng chài Cái Bèo. (Ảnh: internet)

 

Người dân là chài Cái Bèo thường trao đổi, mua bán mọi thứ từ tấm lưới đánh cá, cho đến đồ dùng vật dụng thường ngày, kể cả trẻ con đi học, đi chơi cũng đều bằng một phương tiện duy nhất là thuyền. Những đứa trẻ làng chài vì thế trở nên dạn dĩ hơn để thích nghi với cuộc sống quanh năm sông nước. Khi trời yên, biển lặng, dân chài neo thuyền, thả lưới, buông câu, bắt tôm cá. Khi biển động, sóng to thì vào vịnh, về đất liền cư trú đợi lúc bình yên lại ra khơi. Hoạt động kinh tế này không chỉ giúp cư dân làng chài có cuộc sống đủ đầy, mà còn tạo nên một nét đẹp riêng của cuộc sống trên vịnh Bến Bèo.

 

Khung cảnh non nước hữu tình của làng chài Cái Bèo. (Ảnh: internet)

 

Nhìn từ xa, làng chài cổ Cái Bèo ngập tràn một màu xanh lục. Cảnh quan phong phủ hài hòa giữa làn nước với rừng cây, núi đá. Những ngôi nhà xen giữa những rặng núi đá vôi bủa vây càng làm không gian trở nên mênh mang. Chính vẻ đẹp nên thơ hữu tình đó đã biến nơi đây trở thành một điểm tham quan, du lịch hấp dẫn. Không chỉ được trải nghiệm, tìm hiểu cuộc sống của người dân làng chài, du khách đến đây còn có cơ hội thưởng thức những món ăn đặc sản chế biến từ cá, tu hài, tôm trên các nhà hàng nổi do chính bàn tay người dân làng chài đánh bắt hay nuôi trồng. Rất hiếm có một nơi nào cảnh quan thiên nhiên lại gắn liền và hài hòa với di tích văn hóa như ở đây. 

 

 


Quyên Nguyễn - VietKings (Tổng hợp)