[WOWTIMES – Đề cử Top 100 Làng nghề trăm tuổi Việt Nam – 2023] (P.40) Làng nghề Kim hoàn Kế Môn (Thừa Thiên Huế) - hơn 200 năm rực rỡ ánh vàng mười

29-12-2022

[VIETKINGS – NIÊN LỊCH &THÀNH TỰU (WOWTIMES)] Sử cũ kể rằng, nghề kim hoàn xứ Huế ra đời vào cuối thế kỷ 18, do các nghệ nhân từ Thanh Hóa di cư vào truyền nghề. Trải qua hơn 200 năm thăng trầm cùng thế sự, nghề kim hoàn đất Cố đô có thời kỳ tưởng như mai một, may nhờ ơn tổ nghiệp và sự chăm chỉ gầy dựng của lớp lớp cháu con, nên nghề xưa không những được bảo tồn mà còn phát triển rộng khắp hơn so với trước.

 

Lịch sử làng nghề Kim hoàn Kế Môn

Theo sử sách, năm 1783, thời Tây Sơn, ông Cao Đình Độ và con trai là Cao Đình Hương từ Thanh Hóa, được triều đình trưng tập vào kinh đô Phú Xuân, Huế ngày nay để xây dựng ngành ngân tượng, chuyên nghiên cứu nghệ thuật điêu khắc, chạm trổ vàng bạc, đồ trang sức cho hoàng gia. Khi đến làng Kế Môn, ông truyền dạy nghề cho người dân nơi đây và biến Kế Môn thành một làng thợ vàng, thợ bạc nổi tiếng nhất xứ đàng trong. Từ đó người dân làng Kế Môn đã hun đúc và tập hợp kinh nghiệm, bí quyết gia truyền để làm nên tên tuổi làng nghề kim hoàn Kế Môn.

 

Làng kim hoàn Kế Môn, Điền Môn,Phong Điền, Thừa Thiên Huế. (Ảnh: internet)

 

Từ đó đến nay đã được hơn 200 năm, cũng từ đó làng Kế Môn trở thành cái nôi của nghề kim hoàn của xứ đàng trong. Các sản phẩm kim hoàn ở đây đã đáp ứng được nhu cầu về trang sức, trang trí của cư dân và quan lại ở chốn kinh thành Huế ngay từ cuối thế kỷ XVIII do nhiều người thợ kim hoàn từ phương Bắc vào. Sản phẩm kim hoàn ở Kế Môn nổi tiếng có chất lượng tốt so với nhiều nơi khác với kỹ thuật tay nghề tinh xảo và chạm khắc cầu kỳ được làm ra bởi những người thợ có kinh nghiệm, khéo tay và giàu khiếu thẩm mỹ sáng tạo, thể hiện rõ nhất là trên các đồ trang sức như vòng, kiềng, nhẫn, lắc, dây chuyền, khuyên tai bằng vàng hoặc bạc.

 

Sản phẩm cây vàng lá ngọc của nghệ nhân làng Kế Môn. (Ảnh: internet)

 

Các sản phẩm của nghệ nhân làng Kế Môn thể hiện trình độ cao về thẩm mỹ, mang đậm sắc thái văn hóa Việt. Những nghệ nhân tài hoa Kế Môn đã chế tác nên những tác phẩm nghệ thuật kim hoàn khắt khe về kỹ thuật nhưng lại tinh túy về giá trị thẩm mỹ và sử dụng, tạo nét riêng trong từng sản phẩm làm rạng danh nghề kim hoàn Việt Nam, giữ được dấu ấn lịch sử của một thời vang bóng.

 

Sản phẩm kim hoàn xứ Huế nổi tiếng cả nước nhờ chất lượng đảm bảo, luôn mang dáng dấp sang trọng, quý phái nhờ thừa hưởng phong cách chế tác kim hoàn cung đình Huế. (Ảnh: internet)

 

Kim hoàn ở Kế Môn được làm ra bởi những người thợ có kinh nghiệm, khéo tay và giàu khiếu thẩm mỹ sáng tạo nên có chất lượng tốt so với nhiều nơi khác. Sản phẩm kim hoàn xứ Huế nổi tiếng cả nước nhờ chất lượng đảm bảo, nguyên liệu hoàn hảo, không bị pha tạp; sản phẩm tinh xảo, cầu kì trong từng đường nét thiết kế, đặc biệt là luôn mang dáng dấp sang trọng, quý phái nhờ thừa hưởng phong cách chế tác kim hoàn cung đình Huế. Các kỹ thuật chạm khắc tinh xảo, cầu kỳ, thể hiện rõ nhất là trên các đồ trang sức như vòng, kiềng, nhẫn, lắc, dây chuyền, khuyên tai bằng vàng hoặc bạc. Nghề kim hoàn ở đây ngày càng phát triển đáp ứng nhu cầu đa dạng về trang sức, trang trí của xã hội.

 

Các sản phẩm được tạo ra dưới bàn tay tài hoa của những người nghệ nhân. (Ảnh: internet)

 

Hơn 200 năm trôi qua, người dân làng Kế Môn vẫn luôn cố gắng giữ vững tinh hoa nghề truyền thống của quê hương. (Ảnh: internet)

 

200 năm qua, hàng ngàn người làng Kế Môn đã rời làng để đi phát triển, truyền dạy nghề cho rất nhiều nơi. Nghề kim hoàn trở thành nghề kiếm sống của người dân Kế Môn. Không những thế người làng Kế Môn còn đưa nghề truyền thống của mình vươn ra khắp thế giới nhằm quảng bá cho quê hương đất nước, hiện tại tiểu bang Texas của Mỹ có 40 cơ sở cầm vàng của người Kế Môn. Làng Kế Môn có nhiều nhà thờ họ với tất cả 16 nhà thờ, đây là những họ đã có công mở làng cũng như phát triển nghề kim hoàn.

 


Quyên Nguyễn - VietKings (Tổng hợp)