[WOWTIMES – Đề cử Top 100 Làng nghề trăm tuổi Việt Nam – 2023] (P.6) Nét đẹp văn hóa truyền thống ngàn năm của làng lụa Vạn Phúc

14-11-2022

[VIETKINGS – NIÊN LỊCH &THÀNH TỰU (WOWTIMES] Làng lụa Vạn Phúc – được mệnh danh là cái nôi lụa gấm của Việt Nam. Làng thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, cách trung tầm Hà Nội khoảng 10km. Đây là một trong số hàng ngàn làng nghề văn hóa đang tồn tại và phát triển tại Việt Nam. Song, hiếm làng nghề nào có truyền thống về văn hóa – lịch sử đẹp như Vạn Phúc.

Làng lụa Vạn Phúc Hà Đông là 1 trong những làng nghề dệt lụa nổi tiếng bậc nhất Việt Nam. Đây là làng nghề dệt lụa truyền thống đã được công nhận là kỷ lục “Làng nghề dệt lụa tơ tằm lâu đời nhất vẫn còn duy trì hoạt động đến ngày nay” do Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã trao tặng. Vốn lịch sử phát triển hơn 1000 năm, làng tơ lụa Vạn Phúc được đánh giá là một trong những làng dệt lụa đẹp nhất ở Việt Nam.

 

Cổng làng Lụa Vạn Phục. (Ảnh: internet)

 

Lịch sử Làng lụa Vạn Phúc

Làng lụa Vạn Phúc trước kia có tên gọi khác là Vạn Bảo. Do kị húy nhà Nguyễn nên làng đã được đổi tên thành Vạn Phúc. Năm 1931, lần đầu tiên lụa Vạn Phúc Hà Đông đã được quảng bá ra thị trường quốc tế tại hội chợ Marseille và đã được người Pháp đánh giá là 1 trong những dòng lụa tinh xảo, đẹp nhất của vùng Đông Dương. Đến năm 1958, tơ lụa Vạn Phúc đã được xuất sang những nước Đông Âu và cho đến nay lụa Hà Đông được ưa chuộng tại nhiều nước trên thế giới.

 

Sản phẩm lụa Vạn Phúc. (Ảnh: internet)

 

Trải qua hàng ngàn năm, lụa Vạn Phúc vẫn giữ được nét đẹp truyền thống vốn có. Hiện nay, lụa Vạn Phúc đang đi đầu trong ngành dệt Việt Nam. Tơ lụa Vạn Phúc luôn được đánh giá là đẹp bền. Bởi hoa văn trên lụa đa dạng, trang trí cân xứng, đường nét thanh thoát, giản đơn mang đến sự dứt khoát, phóng khoáng cho người xem. Để tạo ra một tấm lụa tơ tằm truyền thống, các nghệ nhân phải trải qua rất nhiều công đoạn cũng như thời gian và công sức. Đối với người dân Vạn Phúc mỗi dải lụa là kết quả của quá trình trồng dâu nuôi tằm kéo kén, ươm tơ cho đến lúc dệt. Họ xem đó là kết tinh của đất trời, thấm đượm công sức, tài hoa của những nghệ nhân. Sắc thái văn hoá nghề nghiệp ở làng dệt Vạn Phúc thấm sâu trong tình cảm, trong lối ứng xử của con người Việt Nam.

 

Quá trình sản xuất lụa Vạn Phúc. (Ảnh: internet)

 

Làng lụa Vạn Phúc đang phát triển theo từng ngày với nhịp sống vui tươi náo nhiệt của khách du lịch đến tham quan và mua bán. Làng lụa hiện có hơn 800 hộ dân làm nghề chiếm hơn 50% số hộ dân sinh sống. Mọi người trong làng đều bắt tay chung để phát triển và giữ gìn truyền thống cũng như đưa Lụa Vạn Phúc vươn xa hơn trong thị trường tơ lụa Việt Nam và thế giới. 

 

Phòng trưng bày lụa Vạn Phúc. (Ảnh: internet)

 

Lụa Vạn Phúc đã biến tấu trở nên vô cùng đa dạng với nhiều mẫu mã, chủng loại khác nhau: mây bay, long phượng, đũi hoa, vân thọ đỉnh, tứ quế...Hình dạng hoa văn trên lụa đã được thể hiện dưới đôi tay điêu luyện và óc nhìn tinh tế, sáng tạo của người nghệ nhân lụa Vạn Phúc. Nhờ thế, những sản phẩm lụa mới phong phú, độc đáo và tính thẩm mỹ cao đến như vậy. Với những đặc tính nổi bật, thế nên, lụa Vạn Phúc luôn được chọn làm quà tặng cho người thân và bạn bè khi du khách về đây.

 


Quyên Nguyễn - VietKings (Tổng hợp)