Ngôi làng cổ này đã được Hoàng đế thứ sáu của triều đại Gongbang, Bodao Paye chọn để quảng bá những thành tựu vĩ đại của mình với những ngôi đền ngoạn mục mà có lẽ ít nhiều bạn cũng đã từng nghe qua nó.
Tại Mingun, bạn nhất định nên ghé qua các địa điểm sau:
1. Đền Hsinbyume
Đền Hsinbyume, còn được gọi là đền Mya Thein Tan hay "Đền Trắng", là một trong những ngôi đền độc đáo và đẹp nhất ở Myanmar. Ngôi đền này được xây dựng bên bờ Sông Irrawaddy vào năm 1816 bởi Vua Bagyidaw để tưởng nhớ người vợ đầu tiên của mình, Công chúa Hsinbyume.
Khác với những ngôi đền khác ở Myanmar, ngôi đền có mối liên hệ sâu sắc với ngọn núi Meru huyền thoại, trung tâm của vũ trụ trong vũ trụ quan Phật giáo. Bảy bậc thềm lượn sóng tượng trưng cho bảy dãy núi và đại dương xung quanh Núi Meru dẫn đến bảo tháp ở đỉnh đại diện cho chính ngọn núi. Ở các hốc của từng tầng đều chứa những bức tượng nhỏ của các nhân vật thần thoại như các nat (các linh hồn), quái nhân, rắn Naga và hình ảnh của Đức Phật.
Du khách có thể leo lên từng tầng của ngôi đền để tận mắt chiêm ngưỡng những chạm khắc và các chi tiết của tòa nhà, cũng như có tầm nhìn tuyệt đẹp của khung cảnh xung quanh.
2. Đền Mingun Pahtodawgyi (Mingun Paya)
Ngôi đền Mingun đồ sộ, chưa hoàn thành là địa điểm tham quan được biết tới nhiều nhất ở ngôi làng cổ nằm bên bờ sông Irrawaddy này. Ngôi đền có hai con sư tử đá khổng lồ cao khoảng 29m canh giữ, và nếu hoàn thành thì nơi đây sẽ là ngôi đền lớn nhất Myanmar.
Lịch sử của ngôi đền có thể bắt nguồn từ cuối thế kỷ 19 khi vua Bodawpaya muốn xây dựng ngôi chùa lớn nhất trong nước để cất giữ chiến lợi phẩm của mình, một xá lợi răng Phật, điều mà những người tiền nhiệm của ông đã không đạt được. Để chứng tỏ quyền lực của mình, nhà vua đã cho xây dựng ngôi chùa cao 152 mét và thậm chí còn chuyển đến nơi ở mới trên một hòn đảo trên sông để giám sát việc xây dựng. Tuy nhiên, khi chùa đạt đến độ cao 50 mét, dự án đã phải dừng lại do thiếu kinh phí và nhân công. Ngày nay, ngôi chùa vẫn còn dang dở, tuy nhiên, nó vẫn là nơi thờ cúng và thiền định với tượng Phật được thờ trong đó. Để vào đền thờ, bạn cần cởi giày dép.
3. Chuông Mingun
Nặng 90 tấn, chuông Mingun được coi là chiếc chuông lớn nhất thế giới trước khi chiếc chuông nặng 116 tấn được tìm thấy ở Trung Quốc. Chiếc chuông khổng lồ này được đúc vào năm 1808 theo lệnh của Vua Bodawpaya. Trọng lượng của chuông là 55.555 viss (một đơn vị đo lường của người Miến Điện) và tên của nó được ghi trên bề mặt của chuông. Để có được tiếng chuông dễ chịu, người ta dùng hợp kim gồm 5 kim loại để làm chuông gồm vàng, bạc, đồng, sắt và chì.
Chuông Mingun dự định sẽ được lắp đặt trên đỉnh của ngôi chùa Mingun khổng lồ nhưng vì lý do nào đó, nó đã được để trong một Zayat gần đó - một sảnh đường có mái nhiều tầng theo phong cách Myanma. Người ta cho rằng nó được đúc trên một hòn đảo ở giữa sông Ayeyarwady, và để vận chuyển nó đến địa điểm hiện tại, một chiếc sà lan đã được đóng ngay dưới quả chuông. Vào mùa mưa, nước sông dâng cao làm sà lan nổi lềnh bềnh.
2. Hòn đá Sư tử
Một tàn tích đáng giá khác đáng để xem trong chuyến đi tham quan Mingun là tàn tích Chinthe thường được gọi là "Những chú sư tử đá".
Những "con sư tử khổng lồ" này ban đầu được xây dựng để bảo vệ chùa Hsinbyume, tuy vậy do xói mòn và thiệt hại do động đất, những chú sư tử đá giờ đây gần như không thể nhận ra. Tuy nhiên, vẫn có thể nhận ra một số chi tiết chạm khắc tinh xảo.
Theo Tổ chức Kỷ lục Đông Nam Á (Aseanrecords.world) – Vietkings