Lễ hội được tổ chức vào đúng lúc nước sông Mê Kông b���t đầu chu kỳ cạn của nó. Có rất nhiều nơi tổ chức lễ hội đua ghe nhưng tập trung đông nhất là lễ hội tổ chức tại thủ đô Phnom Penh trên sông Tonlé Sap ngay phía trước mặt Cung điện Hoàng Gia Campuchia. Đây cũng chính là thời điểm duy nhất trong năm Tonle Sap có hiện tượng đổi dòng chảy của nó.
Lễ hội đua ghe đã được ghi chép từ rất lâu trong lịch sử của Campuchia cũng như một số quốc gia lân cận. Tới nay có 3 giả thuyết về nguồn gốc của lễ hội này, với một số khác biệt đáng kể: Lễ hội xuất hiện từ thời kỳ vua Jayavarman VII ở thế kỷ 12 ở kỷ nguyên Angkor rực rỡ; Lễ hội xuất hiện vào thời Longvek năm 1528 Công Nguyên; Lễ hội xuất hiện cùng thời đạo Phật du nhập vào vùng đất này.
Lễ hội diễn ra trong ba ngày, với Cuộc đua Thuyền Hoàng gia diễn ra vào ngày đầu tiên. Sau cuộc đua thuyền, những chiếc đèn lồng lớn được thả ra như một phần của nghi lễ "Bondet Bratib" lúc 6 giờ chiều khi đại diện từ các tổ chức quốc gia cầu nguyện cho hòa bình từ nữ thần Preah Mae Kongkea.
Ngày thứ hai của lễ hội là ngày Og Ambok và liên quan đến việc thờ cúng Mặt trăng. Vào ngày cuối cùng, một dải băng được cắt, biểu thị sự kết thúc của cuộc đua thuyền và của Lễ hội té nước và trông trăng.
Theo Tổ chức Kỷ lục Đông Nam Á (Aseanrecords.world) – Vietkings