Hồ nước ngọt là những khối nước không chứa muối thường được tìm thấy ở những vùng trũng thấp. Được bao bọc bởi đất liền, các hồ có thể chứa đầy nước từ các con suối và sông nối với nhau hoặc dòng chảy từ các khu vực xung quanh. Tại Đông Nam Á, mỗi quốc gia có rất nhiều hồ nước ngọt khác nhau, vậy nên trong bài báo này, những hồ được đề cập đều là sự lựa chọn riêng của chúng tôi, bạn có thể tham khảo nhé!
1. Hồ Inle – Myanmar
Hồ Inle nằm ở thị trấn Nyaungshwe của huyện Taunggyi, bang Shan. Là hồ lớn thứ hai ở Myanmar với diện tích bề mặt ước tính là 116 km vuông, hồ chảy qua Nam Pilu hoặc Balu Chaung. Bờ phía Tây Bắc của hồ có một suối nước nóng. Hồ Inle chứa một số lượng đáng kể các loài sinh vật biển, với hơn 20 loài ốc sên, chín loài cá bao gồm những loài cá họ Cá chép đang nguy cấp như cá Sawbwa barb, cá danio lùn có sọc và cá danio Hồ Inle. Đây cũng là nơi trú ngụ của khoảng 20.000 con mòng biển di cư đầu nâu và đen từ tháng 11 đến tháng 1. Hồ Inle cũng thuộc Mạng lưới Dự trữ Sinh quyển Thế giới của UNESCO.
2. Hồ Tonle Sap – Campuchia
Tonle Sap là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á. Trải dài hơn 120 km, Tonle Sap tạo thành một hệ thống sinh thái thủy văn phức tạp. Hồ được thiên nhiên ưu đãi với nhiều loại môi trường sống tự nhiên và nông nghiệp. Phần trung tâm của hồ được hình thành do sự bồi đắp phù sa qua nhiều năm. Ngoài ra có một điều thú vị về về hồ Tonle Sap là chu kỳ gió mùa gây ra tình trạng thay đổi dòng chảy của hồ vào một khoảng thời gian trong năm. Ngoài ra hồ luôn là nguồn cung cấp lương thực quan trọng của Campuchia, dù theo tác động trực tiếp hay gián tiếp.
3. Hồ Bera – Malaysia
Hồ Bera nằm ẩn mình trong những dãy núi phía đông ở phía tây nam Pahang. Trải dài hơn 35 km chiều dài và 20 km chiều rộng, hồ Bera là hồ lớn nhất ở Malaysia và là một trong những hồ nước ngọt quyến rũ nhất ở Đông Nam Á. Được bao bọc bởi những cánh rừng cây hộ Dầu ở vùng đất thấp khô hạn, hồ cũng có đầm lầy, nhiều động vật và thảm thực vật phong phú. Hồ Bera được bảo vệ bởi Công ước Ramsar, được gọi là Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, nhằm bảo tồn và công nhận tầm quan trọng của các chức năng sinh thái của hồ Bera.
4. Hồ Jurong – Singapore
Hồ Jurong là một hồ chứa nước ngọt rộng 70 ha được hình thành từ đập Sungei Jurong, nằm ở khu vực phía Tây của Singapore. Hồ có vai trò là hồ chứa và cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho người dân. Một khu bảo tồn cảnh quan được gọi là Công viên Hồ Jurong đã được xây dựng xung quanh chu vi của hồ. Ngoài ra, một lối đi dạo trên mặt nước dài 2,8 km dọc theo Công viên Hồ Jurong cũng cho phép người dân tham gia các môn thể thao dưới nước.
5. Hồ Ba Bể - Việt Nam
Trải dài khoảng 8 km, diện tích mặt hồ dao động từ 3 km vuông vào mùa khô đến 5 km vuông vào mùa mưa. Hồ Ba Bể là hồ cao nhất Việt Nam, ở độ cao 150 m so với mực nước biển. Hồ Ba Bể được hợp thành từ 03 hồ có tên là Pé Lèng, Pé Lù và Pé Lầm. Với những vách đá vôi sừng sững, thác nước và hang động ngoạn mục, hồ Ba Bể là một trong những hồ nước ngọt được du khách ghé thăm nhiều nhất ở Đông Nam Á.
Theo Tổ chức Kỷ lục Đông Nam Á (Aseanrecords.world)