1. Songkran – Thái Lan
Lễ hội Songkran được tổ chức để kỷ niệm Năm mới của Phật giáo ở Thái Lan. Trên thực tế, nguồn gốc của nó nằm trong một nghi lễ khá nhẹ nhàng. Nếu bạn tới thăm những ngôi chùa vào buổi sáng ngày Songkran hay những ngày trước đó, bạn sẽ thấy rằng nghi lễ này đang được thực hiện, với người dân té nước lên các bức tượng Phật và lên người nhau để cầu mong may mắn tới với mình trong năm nay.
Lễ hội diễn ra vào thời điểm nóng nhất trong năm, vì vậy nước là "liều thuốc" được chào đón ở nhiệt độ nóng như thiêu như đốt của Thái Lan. Chiang Mai và Bangkok là một trong những nơi tốt nhất để trải nghiệm Songkran, khi khách du lịch và người dân địa phương xuống đường trong những chiếc áo sặc sỡ và sẵn sàng chơi hết mình.
2. Loi Krathong – Thái Lan
Vào đêm rằm tháng 12, người dân sẽ đi ra đường để thả những chiếc đèn hoa đăng làm bằng giấy lên trời, kỷ niệm Lễ hội hoa đăng tại Thái Lan (Krathong là từ chỉ đèn lồng trong tiếng Thái.)
Ý tưởng của lễ hội là để giải phóng ‘durkha’, hay sự đau khổ của mọi người và gửi những điều đó đó lên bầu trời cao. Ngoài thả đèn hoa đăng, người dân cũng thả những chiếc thuyền được thắp sáng trên các sông và hồ trên mọi miền đất nước. Một số người đặt những lọn tóc, những bức ảnh cũ hoặc ghi chú lên thuyền như một hành động tượng trưng cho việc giải phóng một phần quá khứ mà họ muốn bỏ lại và gửi chúng trôi về miền xa thẳm.
3. Nyepi – Indonesia
Nếu bạn tới thăm Bali (Indonesia) vào một ngày mà bốn bề im lặng, không nghe thấy tiếng nhạc sôi động hay tiếng nói cười nào từ những con phố và mọi cửa hàng đều đóng cửa, đừng quá lo lắng vì bạn chỉ tới đúng vào dịp lễ hội Nyepi mà thôi. Diễn ra vào tháng 3 hàng tháng, Nyepi hay "Ngày im lặng" là một lễ hội độc đáo của người dân tại Bali vào dịp Isakawarsa (Năm mới của người Saka).
Trong 24 giờ, bắt đầu từ 6 giờ sáng, bạn sẽ thấy các cửa hàng, nhà hàng, quán bar và thậm chí cả Sân bay Quốc tế của Bali đều đóng cửa khi mọi người dành cả ngày trong im lặng, ăn chay hoặc thiền định. Những con phố thường nhộp nhịp sẽ chỉ còn vài nhân viên an ninh đi lại để đảm bảo rằng mọi người tuân thủ các quy tắc trong ngày.
"Ngày im lặng" là để cho mọi người dành thời gian tự suy ngẫm về bản thân, và nếu bạn là khách du lịch đến Bali vào thời điểm Nyepi, bạn cũng không được miễn các hạn chế. Nó có thể trở thành một ngày buồn tẻ với nhiều người, nhưng về mặt văn hóa thì là đó lại là một trải nghiệm khá thú vị. Và sau ngày Nyepi sẽ tới ngày Tết chính thức Ngembak Geni, lúc này mọi người sẽ quay trở lại đường phố khiến thành phố như sống lại một lần nữa.
4. Boun Bang Fai – Lào
Được tổ chức bởi những người ở Lào và vùng Isaan của Thái Lan, nơi từng là một phần của Lào trong quá khứ, Boun Bang Fai Rocket là một trong những lễ hội điên rồ nhất ở Đông Nam Á! Ý tưởng của lễ hội bắt nguồn từ một tín ngưỡng cổ xưa về việc kích động Thần Mưa để thần ban mưa xuống cho cây trồng vào mùa khô ở vùng này.
Lễ hội diễn ra trong ba ngày với tất cả các buổi biểu diễn phao, âm nhạc và khiêu vũ thông thường. Tuy nhiên, ngày thứ ba mới là lúc cuộc vui thực sự bắt đầu. Vào ngày này, người dân địa phương sẽ trình diễn những tên lửa tự chế mà họ chế tạo. Có một cuộc thi riêng trong được tổ chức để xem ai có thể bắn tên lửa của mình lên cao nhất.
5. Bon Om Tuk – Campuchia
Được tổ chức vào cuối mùa mưa, đêm rằm tháng 11, Bon Om Tuk (Lễ hội Nước Campuchia) diễn ra trong ba ngày, với điểm thu hút chính là các cuộc đua thuyền rồng quy mô lớn diễn ra trên sông Tonle Sap ở Phnom Penh. Các phiên bản lễ hội có quy mô nhỏ hơn đều có thể được tìm thấy trên khắp Campuchia, tuy vậy lễ hội lớn nhất luôn được tổ chức tại Phnom Penh. Lễ hội không chỉ kỷ niệm sự khởi đầu của mùa khô ở Campuchia, mà còn để kỷ niệm sự đảo ngược dòng chảy bất thường của sông Tonle Sap. Trong khi lễ hội diễn ra, ngoài những cuộc đua thuyền là hoạt động chính, các hoạt động khác như diễu hành, bắn pháo hoa và đồ ăn đường phố cũng được tổ chức.
Theo Tổ chức Kỷ lục Đông Nam Á (Aseanrecords.world)