Chúng cũng rất ngon, nhờ quá trình lên men, trong đó vi sinh vật phân hủy thực phẩm, tạo ra những thay đổi hóa học làm tăng hương vị.
Bạn sẽ tìm thấy những loại thực phẩm như vậy ở khắp mọi nơi ở Đông Nam Á, nơi quá trình lên men giúp ngăn thực phẩm hư hỏng trong khí hậu nóng ẩm.
1. Cơm rượu
Đông Nam Á là nơi sản xuất gần 30% lượng gạo trên thế giới, vì vậy các món ăn từ gạo cũng rất phổ biến trong khu vực. Một trong những loại nổi tiếng nhất ở Việt Nam là cơm rượu, được chế biến bằng cách sử dụng gạo nếp đã hấp chín, thêm men rượu và để lên men.
Những nắm cơm ngọt, hơi se này là món nhất định phải có vào Tết Đoan Ngọ vì người ta tin rằng cơm rượu có thể xua đuổi “sâu bệnh” tiêu hóa.
Ở các khu vực khác ở Asean cũng có một vài món ăn tương tự như khao mak ở Thái Lan, tapai pulut ở Malaysia và tape ketan ở Indonesia.
2. Laphet
Myanmar là một trong số ít các quốc gia trên thế giới mà lá trà cũng có thể trở thành món ăn.
Laphet thoke, một món salad nổi tiếng được làm từ lá trà hấp chín, gói trong bao bố và chôn dưới đất để lên men trong khoảng sáu tháng.
Lá trà lên men có thoang thoảng hương vị thảo mộc ngâm chua với dư vị trà nhẹ, nhẹ tới nỗi hầu hết những người không quen với món ăn này thậm chí sẽ không biết họ đang ăn lá trà.
Món salad được làm từ đậu phộng, đậu răng ngựa, tỏi, tôm khô và ớt, nhưng có nhiều biến thể như dan yhin thee laphet thoke, bao gồm đậu djenkol và pyaung hpu bae ou laphet thoke, được làm từ ngô và trứng vịt.
Ngoài Myanmar, món salad lá trà cũng có thể được tìm thấy ở miền bắc Thái Lan, nơi người dân tộc Shan sinh sống. Món salad được gọi là niang ko trong tiếng Shan và yam miang trong tiếng Thái.
3. Tempeh
Tempeh là một thực phẩm đậu nành truyền thống của Indonesia, được làm bằng các bào tử bột gạo để kết dính các hạt đậu nành thành một chiếc bánh đặc, nhỏ gọn.
Mặc dù tempeh được làm chủ yếu từ đậu nành, nó có thể được làm từ nhiều loại thực phẩm khác nhau như các loại đậu và ngũ cốc khác hoặc được làm bằng bã đậu nành (tempe gembus), bã đậu ép (tempe menjes) hoặc bã dừa (tempe bongkrek).
Chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất nhưng ít natri và carbs, tempeh được coi là một kịa "thit chay thay thế" cho người ăn chay và thuần chay.
Đó là bởi vì tempeh, với hương vị đất nhẹ, béo ngậy, phù hợp với hầu hết mọi món ăn. Nó thậm chí có thể được làm để có hương vị như thịt.
Ngoài việc ăn cùng với sambal và kecap manis (nước tương ngọt), người Indonesia cũng thích ăn tempeh với trứng, thịt, gan hoặc mề - về cơ bản là bất kỳ bộ phận nào của động vật.
4. Som pak gaat
Cải muối chua có thể được tìm thấy trên khắp Đông Nam Á, có thể do ảnh hưởng của Trung Quốc vì ở đây nó là một loại rau quan trọng.
Ở Lào, cải bẹ xanh ngâm chua được gọi là som pak gaat và thường được phục vụ cùng với các món ăn như cá nướng, lạp (gỏi thịt bằm) và gỏi đu đủ xanh.
Để làm món "kim chi Lào" này, tất cả những gì bạn cần là cải bẹ xanh và nước cám gạo. Sau khi để lên men từ hai đến ba tuần, hỗn hợp sẽ có vị chua và hăng.
Món ăn này được gọi là dưa cải chua ở Việt Nam, jrouk spey ở Campuchia, sayur asin ở Indonesia và burong mustasa ở Philippines.
5. Tempoyak
Món này hoàn toàn dành cho những người yêu thích sầu riêng - tempoyak hoặc sầu riêng lên men.
Có mặt ở Malaysia, Brunei và Indonesia, tempoyak thường được chế biến thành một loại gia vị cay như sambal tempoyak hoặc trộn vào các món cà ri như gulai tempoyak.
Quá trình lên men có thể là một quá trình tự nhiên trong đó thịt sầu riêng nghiền được ướp muối và bảo quản trong thùng kín hoặc sử dụng phương pháp nuôi cấy vi khuẩn axit lactic.
Món ăn này ra đời như một cách để không lãng phí những quả sầu riêng quá chín hoặc chất lượng kém hơn, và như một cách để thưởng thức vua của các loại trái cây cho đến mùa sầu riêng tiếp theo.
Điều thú vị là quá trình lên men loại bỏ hầu hết mùi khó ngửi mà sầu riêng có, và món ăn này có kết cấu tương tự như sốt mayonnaise, mang lại vị kem hấp dẫn và hương vị chua mặn cho các món chấm và cà ri.
Theo Tổ chức Kỷ lục Đông Nam Á (Aseanrecords.world) – Vietkings