Bánh mì chiên chỉ có bốn thành phần – bột mì, bột nở, muối và nước – nhưng có một câu chuyện phức tạp và bi thảm đằng sau công thức đơn giản đến lạ lùng này. Bitsoie nói: “Đơn giản vậy thôi, nhưng đó là món ăn gây tranh cãi nhất của người Mỹ bản địa”.
Đối với nhiều người Mỹ bản địa khác, bánh mì rán liên kết thế hệ với thế hệ và cũng kết nối hiện tại với câu chuyện đau thương về lịch sử của người Mỹ bản địa. Bánh mì rán Navajo có nguồn gốc từ 144 năm trước, khi Hoa Kỳ buộc những người da đỏ sống ở Arizona thực hiện cuộc hành trình dài 300 dặm được gọi là "long walk" tức “con đường đài” và chuyển đến New Mexico, trên vùng đất không dễ dàng nuôi được các loại rau truyền thống của họ và đậu cô ve. Để ngăn người dân bản địa chết đói, chính phủ đã cung cấp cho họ hàng đóng hộp cũng như bột mì trắng, đường chế biến và mỡ lợn - các sản phẩm làm bánh mì rán.
Đối với nhiều người Mỹ bản địa, "bánh mì chiên là sợi dây kết nối thế hệ với thế hệ và cũng kết nối hiện tại với câu chuyện đau thương về lịch sử của người Mỹ bản địa". Nó thường được phục vụ cả ở nhà và tại các cuộc họp mặt. Cách phục vụ khác nhau giữa các vùng và các bộ lạc khác nhau có công thức nấu ăn khác nhau.
Ngày nay, bánh mì chiên thường được ăn nhiều nhất trong các buổi lễ, ngày lễ, và các buổi lễ, hội chợ đan xen bao gồm các điệu múa truyền thống và các phiên chợ bán hàng.
Theo Tổ chức Kỷ lục Hoa Kỳ (uskings.us)