[WORLDKINGS] Top Thế Giới - Top 5 trò chơi dân gian độc đáo trong ngày Tết cổ truyền Trung Hoa

07-02-2022

(kyluc.vn – uskings) Văn hóa Trung Quốc luôn yêu thích các trò chơi và các hoạt động nhóm, và hầu như không có buổi tụ họp gia đình hay nhóm nào trở nên trọn vẹn nếu không có thêm một chút niềm vui. Điều này đặc biệt rõ ràng trong các lễ kỷ niệm năm mới của Trung Quốc.

1. Mạt chược

 

 

Mạt chược là một trò chơi có nguồn gốc từ Trung Hoa vào cuối thời nhà Thanh được lan rộng ra khắp thế giới từ đầu thế kỷ 20. Ở Trung Quốc có thể có đến 4 hay 6 người chơi cùng lúc (có biến thể 3 người chơi ở Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á). Trò chơi và các biến thể được chơi rộng rãi khắp Đông và Đông Nam Á và cũng trở nên phổ biến ở các nước phương Tây.

Có giả thuyết cho rằng, mạt chược do một nhà quý tộc ở Thượng Hải sáng tác khoảng những năm 1850, có người nói rằng khoảng từ 1870-1875, và khởi đầu nó là những con bài làm bằng giấy. Không hiểu từ khi nào nó trở thành những con bài bằng chất liệu cứng như hiện nay.

Bên cạnh đó, việc chơi mạt chược còn được gọi là "xoa mạt chược". Sở dĩ nó được gọi như vậy, vì khi chuẩn bị chia bài, người chơi sẽ xoa bộ bài trên mặt bàn để trộn bài, thay vì xào bài liên tục trong hai bàn tay như tú lơ khơ, tam cúc, tứ sắc, tổ tôm.

2. Dou dizhu (Đấu địa chủ)

Bài địa chủ xuất hiện đầu tiên tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc đến nay đã trở nên phổ biến hơn trên toàn thế giới. Thường một ván đầu chỉ có 3 người chơi, sử dụng bộ bài Tây 54 lá gồm cả 2 con Joker. Tuy nhiên một số biến thể của trò chơi này có thể chơi 4-5 người và dùng 2 bộ bài cùng lúc. Đây cũng là một hình thức giải trí phổ biến trong dịp Tết Nguyên Đán tại Trung Quốc.

3. Đi cà kheo

Tại Trung Quốc, đặc biệt là miền bắc, đi cà kheo là một màn trình diễn truyền thống phổ biến trong dịp Tết Âm lịch. Theo tư liệu, người Trung Quốc từ xa xưa sử dụng cà kheo để hái quả. Việc sử dụng cà kheo sau này dần trở thành một điệu nhảy dân gian. Việc trình diễn bằng cà kheo đòi hỏi kỹ năng cao độ.

4. Múa sư tử

 

Ngoài đi cà kheo, múa sư tử cũng là một điệu múa phổ biến vào dịp Tết ở Trung Quốc. Sư tử được cho là chúa tể muôn loài, và là biểu tượng của sự may mắn tại Trung Quốc. Điệu múa sư tử có lịch sử khoảng 2.000 năm. Các tài liệu cho biết từ thời nhà Đường (618-907), các nghệ sĩ trình diễn múa sư tử cho gia đình quý tộc.

5. Giải câu đối trong hội Đèn Lồng

 

 

Lễ hội đèn lồng vào ngày 15 Tết theo truyền thống là ngày cuối cùng của Lễ hội mùa xuân, mặc dù ngày nay hầu hết mọi người đều trở lại làm việc trước đó một tuần.

Một trò chơi phổ biến trong lễ hội này khi đến thăm viếng một địa điểm là giải các câu đố được gắn trên những chiếc đèn lồng màu rực rỡ (chủ yếu là màu đỏ) được treo khắp nơi.

Theo Liên minh Kỷ lục Thế giới (worldkings.org)


Thanh Huyền - VietKings (biên tập và nguồn ảnh: internet)