Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Cồng chiêng Tây Nguyên một loại hình văn hóa trải dài suốt 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là các dân tộc Tây Nguyên: Bana, Xê Đăng, Mnông, Cơ Ho, Rơmăm, Ê Đê, Gia Rai... Cồng chiêng là tiếng nói tâm linh, tâm hồn con người, diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống và gắn liền với cuộc sống trong lao động, sinh hoạt hằng ngày của người dân Tây Nguyên.Tiền thân của cồng chiêng là đàn đá, chiêng đá, cồng đá... Đến thời kì đồ đồng thì các nhạc cụ cồng chiêng đồng cũng theo đó mà ra đời.
Cồng chiêng là loại nhạc cụ truyền thống làm nên văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Tây Nguyên nói riêng, được trưng bày tại rất nhiều bảo tàng nổi tiếng trên cả nước. Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Từ thuở sơ khai tiếng cồng chiêng được xuất hiện trong tất cả các lễ hội trong năm từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh đến lễ bỏ mả, lễ cúng máng nước, lễ mừng cơm mới, lễ đóng cửa kho, lễ đâm trâu, xuống đồng, mừng lúa mới, hay trong một số buổi nghe khan tiếng chiêng dài hơn đời người, âm thanh khi ngân nga sâu lắng, khi thôi thúc trầm hùng, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và với tiếng lòng người như là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên hay kết nối các thế hệ. Cồng chiêng Tây Nguyên còn biểu hiện cho sự quyền lực và giàu có.
Ảnh: Internet
Theo quan niệm của người dân Tây Nguyên thì đằng sau mỗi chiếc cồng chiêng điều ẩn chứa một vị thần - chiếc cồng chiêng càng cổ thì quyền lực vị thần đó càng cao.
Đã có thời một chiếc chiêng có giá trị ngan bằng 2 con voi hay 20 con trâu. Vào những ngày hội, hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian lãng mạn và huyền ảo.
Ảnh: Viettravel
Cồng chiêng Tây Nguyên đã gióp phần tạo nên những sử thi đi vào những áng thơ ca đậm chất tây nguyên vừa lãng mạng vừa hùng tráng khẳng định giá trị tồn tại trên mãnh đất Tây Nguyên từ hàng ngàn đời nay.
Cồng chiêng Tây nguyên đã được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản phi vật thể nhân loại vào ngày 25-11-2005.
Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên
Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên thường diễn ra từ tháng 3 và kéo dài đến hết tháng 12 hàng năm, tuy nhiên không có thời gian cố định.
Mỗi năm lễ hội lại được tổ chức vào một thời điểm khác nhau và luân phiên trong 5 tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Không gian lễ hội sẽ được tái hiện lại đúng với sắc màu của các dân tộc, phát huy những giá trị truyền thống vốn có. Vào mỗi năm, lễ hội cồng chiêng sẽ được tổ chức kết hợp với những nghi lễ, lễ hội đặc trưng của từng tỉnh thành, dân tộc.
Ảnh: Internet
Vì dịp lễ hội, tiếng chiêng mới được ngân lên, báo hiệu cho những người dân tụ họp lại quây quần bên đống lửa và vò rượu cần, cùng nhau nhảy múa cùng nhau ca hát.
Mỗi giai điệu mỗi bản nhạc cồng chiêng đều có một ý nghĩa khác nhau cho mỗi sự kiện quan trọng những tiếng cồng chiên kết hợp với những tiếng hò reo tạo nên không khí vui tươi những giai điệu đi theo họ từ lúc sinh ra (lễ thổi tai) gắn liền đời sống hằng ngày qua các lễ hội đến khi họ mất (lễ bỏ mả).
Ảnh: Internet
Thanh âm của cồng chiêng là tiếng nói gắn kết giữa con người với thần linh. Mỗi sự kiện khác nhau thì giai điệu, bước múa cũng khác nhau.
Ở phần lớn các tộc người như: Gia Rai, Ê Đê Kpah, Ba Na, Xơ Đăng, Brâu, Cơ Ho... Thì cồng chiên là nhạc cụ dành riêng cho nam giới. Song có những dân tộc thì cả nam lẫn nữ đều có thể sử dụng như Mạ, M’Nông. Riêng một số ít tộc người như Ê Đê Bih thì chỉ có nữ giới mới được chơi cồng chiêng.
Cồng chiêng được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ảnh: Internet
Do vậy họ phải nắm rất chắc thời khắc gõ chiêng của mình làm sao cho đúng thời khắc tiết tấu, đúng gai điệu, đúng âm sắc. Và điều kì diệu của bản nhạc chiêng chính là sự đồng cảm, sự tập trung, sự hào hứng của những "tâm thức chiêng" khi cùng nhau trình diễn một bản nhạc cồng chiêng.
Tiếng chiêng là tiếng nói của con người giao tiếp với thần linh. Để thỏa mãn tiếng nói giao tiếp ấy, các dân tộc ở Tây Nguyên đã sáng tạo ra rất nhiều các bài nhạc chiêng khác nhau. Mỗi bài nhạc chiêng ứng với một lễ thức, một tiết lễ trong lễ thức, mỗi lễ thức ứng với một dàn chiêng. Lễ đâm trâu người dân tây nguyên sẽ chơi dàn chiêng honh chơi các bài Cheng, Spo, Pru. Lễ bỏ mả chơi dàn chiên Arap. Ngoài ra còn có các bài nhạc có rất nhiều các bài chiêng đánh trong lễ cúng nước, lễ cúng cơm mới, lễ dựng nhà…
Ảnh: Internet
Nhìn chung, lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ đơn thuần là một hoạt động văn hóa mà còn mang ý nghĩa tâm linh rất lớn đối với người dân Tây Nguyên. Đến với lễ hội cồng chiêng ngoài thưởng thức các nghệ nhân trình diễn những vũ điệu kết hợp với tiếng cồng chiêng mà còn được tham gia các hoạt động văn hóa khác như phục dựng nghi lễ, lễ hội truyền thống của các dồng bào dân tộc, sinh hoạt văn nghệ dân gian, ẩm thực Tây Nguyên.