Trên những sườn đồi ở bản Chua Ta A, xã Tìa Dình giờ đây hầu như không còn cây ngô, sắn hay lúa nương. Thay vào đó là một màu xanh mướt của cây bí xanh. Bí ở Tìa Dình không được trồng thành vườn, thành giàn mà để bò lan tự nhiên dưới mặt đất, xen canh với nhiều loại cây trồng khác. Thời điểm giữa tháng 9, người dân Tìa Dình cũng bắt đầu vụ thu hoạch bí.
Bí ở Tìa Dình không được trồng thành vườn, thành giàn mà để bò lan tự nhiên dưới mặt đất, xen canh với nhiều loại cây trồng khác. (Ảnh: Internet)
Đến nay, toàn xã có khảng 100ha diện tích đất trồng bí với trên 100 hộ dân tham gia, chủ yếu là bà con dân tộc Mông. Thực tế cho thấy nếu so sánh với các loại cây trồng khác như ngô, lúa nương, sắn…trên cùng một đơn vị diện tích thì bí xanh mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn từ 2-3 lần. Giống bí xanh Tìa Dình là loại bí ruột đặc, quả chắc và ăn rất thơm, dễ bảo quản, phù hợp với việc vận chuyển đi xa. Đây cũng là yếu tố thuận lợi trong khâu vận chuyển, bảo quản sản phẩm phân phối đi các tỉnh. Tuy nhiên, với người dân vùng cao thì tập quán canh tác là một trong những hạn chế lớn. Bà con đã quen lối canh tác truyền thống, trồng trên nương xen lẫn lúa mà chưa biết áp dụng kỹ thuật, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; chưa quen với hình thức liên kết theo chuỗi khép kín từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, khâu tiêu thụ sản phẩm bí xanh Tìa Dình vẫn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là do bà con tự sản xuất và tiêu thụ.
Cây bí xanh đã và đang giúp bà con nơi đây cải thiện được đời sống, nâng cao thu nhập. (Ảnh: Internet)
Để phát triển sản phẩm bí xanh và đặc biệt là hỗ trợ đầu ra cho người dân, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện thành lập Hợp tác xã nông nghiệp CCO Ðiện Biên Ðông. Hợp tác xã đứng lên xây dựng liên kết chuỗi với sự tham gia của hơn 60 hộ dân để phát triển diện tích trồng bí xanh. Đồng thời, tập trung hướng dẫn bà con sản xuất theo hướng hàng hóa chất lượng cao áp dụng các tiêu chí của sản phẩm OCOP. Đến nay, Hợp tác xã nông nghiệp CCO Ðiện Biên Đông đã liên kết với người dân ở các xã, đào tạo về kỹ thuật sản xuất bí hàng hóa nhằm nâng cao chất lượng nông sản, đưa sản phẩm trở thành sản phẩm hàng hóa chất lượng cao. Hợp tác xã còn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động bà con dân tộc đầu tư chăm sóc, mở rộng diện tích trồng và quan tâm đến các khâu từ thu hoạch, bảo quản nhằm giúp sản phẩm đảm bảo chất lượng khi đưa ra thị trường tiêu thụ.
Với việc đưa sản phẩm bí xanh tham gia chương trình OCOP của địa phương triển lãm tại các hội chợ trong và ngoài tỉnh, người dân Tìa Dình kỳ vọng sản phẩm bí xanh sẽ phát triển vững chắc trên thị trường nội tỉnh và các tỉnh, thành khác trong cả nước. (Ảnh: Internet)
Thông tin về đơn vị sản xuất và kinh doanh sản phẩm Bí xanh Tìa Dình, Quý độc giả có thể liên hệ:
Bí xanh Tìa Dình - Sản phẩm thuộc: HTX Nông nghiệp CCO Điện Biên Đông HTX Nông nghiệp CCO Điện Biên Đông Địa chỉ: Tổ 8, Thị trấn Điện Biên Đông, Huyện Điện Biên Đông, Tỉnh Điện Biên Điện thoại: 0339 921 606 Email: Fanpage: Organic Điện Biên |
---------------
Để có cơ sở cho việc ghi nhận, xác lập TOP-BEST các sản phẩm OCOP bán chạy trên thị trường Việt Nam 2023, chúng tôi mong muốn Quý đơn vị cử chuyên viên hỗ trợ kết nối doanh nghiệp và cung cấp thông tin đề cử sản phẩm đạt chứng nhận OCOP và bán chạy trên thị trường nội địa trong hệ thống kinh doanh của các doanh nghiệp tại địa phương đến ban quản lý hành trình.
Mục đích của hành trình này này nhằm giúp địa phương cũng như doanh nghiệp khơi dậy tiềm năng, thế mạnh về vùng nguyên liệu và sử dụng lao động địa phương, đặc biệt là các sản phẩm đặc sản vùng miền. Từ đó giúp các đơn vị thấy được lợi thế, cơ hội để phát triển và khai thác giá trị sản phẩm gắn với nét văn hóa truyền thống và điều kiện tự nhiên, góp phần chuyển đổi sản xuất theo hướng tăng quy mô gắn với chuỗi giá trị, nâng cao thu nhập cho người lao động địa phương. Hành trình sẽ góp phần khai thác hiệu quả hơn các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, tiếp thị sản phẩm, kích cầu tiêu thụ, ... của người tiêu dùng nội địa và đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chủ lực của ��ơn vị ra thị trường nước ngoài. Hành trình không chỉ giúp người Việt thêm hiểu và tự hào về những sản phẩm chất lượng của đất nước mà còn góp phần kích cầu tiêu dùng, góp phần nâng cao năng suất kinh tế nước nhà. Bên cạnh đó, Hành trình tìm kiếm và quảng bá TOP-BEST các sản phẩm OCOP bán chạy trên thị trường Việt Nam của 63 tỉnh thành cũng sẽ giúp du khách có nhiều lựa chọn về các sản phẩm đặc trưng của từng địa phương khi có dịp đến khám phá đất nước và con người Việt Nam.
Các thông tin đề cử xin gửi về địa chỉ email: và bản cứng gửi về Văn phòng Viện Kỷ lục Việt Nam. Thời gian nhận từ ngày 30/12/2022 đến hết ngày 30/01/2023 để Hội đồng Viện Kỷ lục Việt Nam có thể tổng hợp thông tin, thẩm định và xem xét. Kết quả hành trình sẽ được công bố vào tháng 3/2023 và thông báo đến các địa phương. Các đơn vị có sản phẩm phù hợp với tiêu chí sẽ được cấp bằng chứng nhận TOP-BEST cùng huy hiệu trong sự kiện Hội ngộ TOP Việt Nam dự kiến diễn ra vào nửa đầu năm 2023 tại TP. Hồ Chí Minh.
Mỗi tuần, các bài đề cử sẽ được công bố rộng rãi trên tất cả các trang truyền thông chính thức của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam - VietKings như: kyluc.vn; topplus.vn; bestplus.vn; ... Ban quản lý hành trình rất mong nhận được sự quan tâm theo dõi của bạn đọc trong và ngoài nước nhằm tiếp tục quảng bá và tôn vinh các sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam.
Mọi thông tin xin liên hệ:
TỔ CHỨC KỶ LỤC VIỆT NAM (VIETKINGS) - TRUNG TÂM BEST VIỆT NAM (BESTVIETNAM)
Địa chỉ: 148 đường Hồng Hà, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh
Liên hệ: Ms Nga 078 5555 145
Email:
Website: www.kyluc.vn/ www.bestplus.vn