1. Sepak takraw (Malaysia)
Một môn thể thao mà được chơi ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á sao? Vậy chắc chắn sẽ là Cầu Mây (Sepak takraw) rồi!
Tên của nó được ghép từ 2 ngôn ngữ của 2 quốc gia khác nhau, với “sepak” có nghĩa là “đá” trong tiếng Malaysia, và “takraw” là từ tiếng Thái ám chỉ quả cầu mây.

Sepak takraw chơi khá giống bóng chuyền với sân có lưới, tuy nhiên thì khác với bóng chuyền, người chơi không được phép chạm vào bóng bằng tay, chỉ được phép chạm chân, đầu gối, ngực và đầu. Vì cần phải có những kỹ thuật đặc biệt để chuyền bóng qua lưới nên khi xem bộ môn này giống như xem bóng chuyền và bóng đá hòa làm một.
Cầu Mây cũng được trở thành môn thi đấu tranh huy chương tại Đại hội thể thao bán đảo Đông Nam Á - tiền thân của Đại hội thể thao Đông Nam Á - vào năm 1965. Tới năm 1990 thì môn này cũng được đưa vào Đại hội thể thao châu Á.
2. Chinlone (Myanmar)
Chinlone về cơ bản giống như sepak takraw nhưng không hề có sự cạnh tranh, nó giống với sự kết hợp của cả thể thao và khiêu vũ hơn.
Không có đội đối kháng nào trong chinlone, chỉ có năm đến bảy cầu thủ đứng trong một vòng tròn, cố gắng giữ bóng bay trên không càng lâu càng tốt bằng cách tâng nó bay lên bằng bất kỳ bộ phận nào của cơ thể ngoại trì cánh tay và bàn tay.

Đó là nơi mà sự sáng tạo xuất hiện, khi những người chơi cố gắng gây ấn tượng với những người khác bằng các động tác nhào lộn đặc sắc để đón và tâng bóng. Bóng được chuyền giữa người chơi này sang người chơi khác, tạo ra một vòng tròn khiêu vũ nhịp nhàng giữa các cầu thủ.
Trò chơi này được gọi là takraw wong (takraw vòng tròn) trong tiếng Thái, một trò chơi phổ biến trên toàn quốc vì nó không yêu cầu nhiều không gian và hầu như ai cũng có thể chơi được.
Chinlone được coi là một phần của bản sắc dân tộc ở Myanmar và được cho là đã được tạo ra cách đây 1.500 để giải trí cho hoàng gia Myanmar.
3. Cuộc đua thuyền dài truyền thống (Thái Lan)
Thuyền dài (ruea hang yao) của Thái Lan gần như trở thành một biểu tượng của hình ảnh Thái Lan. Những chiếc thuyền mảnh mai này chính là dụng cụ ngày xưa được dùng để huấn luyện binh lính trong thời kỳ Ayutthaya khoảng 600 năm trước.
Thái Lan tổ chức nhiều cuộc đua thuyền khu vực quanh năm, nhưng các cuộc thi lớn thường được tổ chức vào tháng 9 và tháng 10 khi mực nước các con sông đang ở mức cao nhất.
Đây cũng là khoảng thời gian kết thúc của Vassa, hay còn gọi là Mùa chay của Phật giáo, vì vậy các cuộc đua thuyền thường được tổ chức cùng với các lễ kỷ niệm.
Những chiếc thuyền dài 30 mét, được làm hoàn toàn từ gỗ và quãng đường đua thường từ 500 đến 600 mét.
4. Bắn cung ngồi (Indonesia)
Có nhiều hình thức bắn cung khác nhau trên khắp thế giới, nhưng jemparingan nổi bật so với phần còn lại vì nó yêu cầu cung thủ phải nhắm bắn khi ngồi xếp bằng. Phong cách bắn cung này là duy nhất của Vương quốc Hồi giáo Mataram trước đây, bao gồm Yogyakarta và Surakarta (Solo) ngày nay.
Các cung thủ bắn các mũi tên vào một con lắc hình trụ có chiều dài 30-35 cm và đường kính 5 cm khi ngồi cách đó ít nhất 35 mét.

Theo truyền thống, jemparingan được coi là một cách để trau dồi các đặc tính “sawiji, greget, sengguh và ora mingkuh (sự tập trung, ham muốn, tự tin và tinh thần trách nhiệm) của các hiệp sĩ.
Tư thế bắt chéo chân trong lúc bắn giống như người bắn đang ngồi thiền, vậy nên jemparingan được xem như một hình thức thiền trong hành động.
5. Đấu vật Khmer (Campuchia)
Chúng ta thường không thấy khiêu vũ được thực hiện trong các cuộc thi đấu vật, nhưng trong đấu vật Khmer hoặc boak cham bab, khiêu vũ được xem như một phần không thể thiếu của đấu vật.
Khiêu vũ và âm nhạc là những gì làm cho đấu vật Khmer trở nên độc đáo, vì âm nhạc điều khiển dòng chảy của trận đấu trong khi khiêu vũ sau trận đấu tượng trưng cho tinh thần thể thao và tình bạn. Âm thanh của skor ngey và chhmol (trống của nam và nữ) làm tăng thêm nhịp điệu của trận đấu và cũng thúc đẩy các đô vật.

Các quy tắc rất đơn giản. Mỗi đô vật phải ghim lưng đối thủ của họ xuống đất, và đô vật nào giành chiến thắng trong ba hiệp đấu tốt nhất được tuyên bố là người chiến thắng.
Đấu vật của người Khmer là một nghệ thuật cổ xưa gắn liền với lịch sử lâu đời của đất nước. Các bức phù điêu trên các ngôi đền thế kỷ 10 đến 11 như Banteay Srei và Baphuon mô tả các đô vật, bao gồm cả nữ, vật lộn với nhau.
Theo Tổ chức Kỷ lục Đông Nam Á (Aseanrecords.world) – Vietkings